Embellishing, restore and introduce traditional handicrafts that existed under the Nguyen Dynasty, Hue traditional crafts, in the space of the Interior - Hue Citadel
Audio guide is an electronic technology application that helps to automate the narration for visitors, especially international retailers and guests using rare languages.
The images of the Nguyen Dynasty citadel are fully and vividly displayed along with the daily activities and rituals in the palace hundreds of years ago.
Inside the Hue Royal Palace, there is a souvenir photo shoot for tourists to visit under the costumes of the emperor, king, queen, princess, prince and concubine.
To give visitors the opportunity to visit the area around the Citadel and all the tourist attractions inside the Citadel without spending much time.
Visitors can contact directly to register for a guided tour program, visitors can contact the guide right at the monuments.
- Quản quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế (được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993), Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam (được UNESCO công nhận là Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhân loại năm 2003), giá trị Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (được Ủy ban chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương năm 2016) và cảnh quan môi trường gắn liền với quần thể di tích.
- Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với Cục Văn thư Lưu trữ và Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị 2 Di sản Tư liệu khác của triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu Thế giới: Mộc bản triều Nguyễn (2009) và Châu bản triều Nguyễn (2014) & (2017).
Những năm qua, với sự hỗ trợ của Chính phủ, của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là sự phát huy nội lực của bản thân, Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấp thiết bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa, nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ. Đi đôi với việc bảo quản cấp thiết, nhiều công trình di tích và cơ sở hạ tầng đã được tu bổ từng phần hoặc tu bổ hoàn nguyên.
Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi. Xưởng Sản xuất vật liệu truyền thống của Trung tâm BTDT Cố đô Huế (nay là Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế) đến nay đã đầu tư nghiên cứu phục hồi các vật liệu truyền thống để phục vụ cho công tác trùng tu như gạch Bát Tràng, gạch vồ, gạch hoa trang trí, ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly; Các ngành nghề khác như: sơn thếp, nề ngoã, hội họa, lắp ghép sành sứ, mộc, sản xuất pháp lam, đúc đồng truyền thống và các nghệ nhân nghề thủ công của địa phương cũng đã được hỗ trợ, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển theo định hướng bảo tồn, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên, sân vườn của nhiều di tích đã được tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từng bước trả lại diện mạo, dáng vẻ huy hoàng, đích thực ban đầu cho di tích; Giai đoạn từ 2001 đến nay, Trung tâm đã bảo tồn, tu bổ trên 100 hạng mục công trình, đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và quốc tế, đồng thời chú trọng công tác nghiên cứu sưu tầm tư liệu, đảm bảo điều tra thám sát khảo cổ học đi trước một bước; Tổ chức thành công trên 20 hội thảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Biên soạn và xuất bản trên 30 đầu sách và kỷ yếu hội thảo; Xây dựng gần 100 hồ sơ khoa học phục vụ công tác bảo tồn, trùng tu di tích và phục hồi các bài bản nhạc, múa và tuống cung đình; Thực hiện được hàng chục đề tài nghiên cứu, ứng dụng cấp bộ, ngành, khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong lĩnh vực bảo tồn; Tổ chức hàng trăm cuộc biểu diễn Nhã nhạc, hàng chục cuộc trưng bày triển lãm về di sản văn hóa Huế trong nước và quốc tế; Thực hiện thành công hai bộ hồ sơ đệ trình UNESCO đề nghị công nhận quần thể di tích Huế là "Di sản Văn hóa Thế giới" (được công nhận ngày 11/12/1993) và Nhã nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam là "Di sản Văn hóa Phi Vật thể Đại diện của Nhân loại" năm 2003; Hợp tác với hàng chục tổ chức, học viện và trường đại học trong và ngoài nước về nghiên cứu và đào tạo; Hợp tác và phối hợp với các tổ chức bảo tồn quốc tế thực hiện hàng chục dự án bảo tồn, tu bổ di tích và các tác phẩm nghệ thuật đạt chất lượng cao. Ngoài ra, Trung tâm còn ra tờ tin chuyên đề theo định kỳ hàng quý từng năm. Bên cạnh việc bảo tồn các tài sản văn hóa vật thể, công tác gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể cũng từng bước được khẳng định. Kể từ khi thành lập (1994), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đến nay đã có hơn 100 diễn viên, nhạc công đã qua đào tạo chuyên ngành; có đội ngũ cán bộ, chuyên viên am hiểu nghệ thuật; có sự cộng tác của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín và giàu kinh nghiệm... Nhiều năm qua, Nhà hát đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên dưới hàng chục bài nhạc lễ; xây dựng nhiều điệu múa cung đình đặc sắc. Bên cạnh đó, Nhà hát còn tham gia nhiều Festival, liên hoan nghệ thuật trong và ngoài nước được dư luận đánh giá cao. Việc xã hội hoá công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Huế cũng được đẩy mạnh bằng các cuộc thi tìm hiểu về di tích Huế trong học đường và cho các đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan nhà nước trong Tỉnh, thi thiếu nhi vẽ tranh về di tích Huế, khuyến khích sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên quan đến di tích, ghi băng hình các nghệ nhân hoặc thu thập thông tin từ các nhân chứng sống đã từng làm việc tại các di tích Huế... Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện phương án mở cửa miễn phí các điểm di tích cho khách tham quan vào ngày Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam (2-9) và các ngày Tết Nguyên đán hàng năm để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho đông đảo công chúng. Nhà hát Nghệ thuật Hoàng gia Duyệt Thị Đường cũng được mở cửa các ngày trong tuần với những chương trình âm nhạc truyền thống đặc sắc do các diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Cung Đình Huế biểu diễn phục vụ cho khách du lịch, góp phần làm phong phú thêm nội dung tham quan. Đặc biệt, trong các kỳ Festival Huế, Trung tâm đã có nhiều hoạt động đóng góp quan trọng vào sự phong phú, đặc sắc của chương trình lễ hội với các loại hình nghệ thuật cung đình như múa cung đình, tuồng cung đình, Nhã nhạc, lễ tế Nam Giao, Lễ Truyền lô.
Là một đơn vị lớn mạnh trên lĩnh vực quản lý bảo tồn và trùng tu di sản văn hoá, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ tự hạch toán thu chi ngân sách hàng năm doanh thu từ vé tham quan di tích, hàng năm, ngoài nguồn vốn Trung ương cấp và vốn kêu gọi tài trợ từ các tổ chức quốc tế, Trung tâm trích thêm từ doanh thu của đơn vị cho công tác bảo tồn và tu bổ di tích.
Những nỗ lực của Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã mạng lại những thành quả đáng kể. Lượng khách đến thăm di tích Huế tăng đều qua các năm. Sự nghiệp bảo tồn gìn giữ di tích Huế không dừng lại ở đó mà nói như lời khẳng định của Tiến sĩ Richard A.Engelhardt - cố vấn văn hóa của UNESCO vùng Châu Á Thái Bình Dương - " Huế vẫn mãi mãi được giữ gìn"...
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế